Ngoài máy móc, thiết bị, vật tư tiêu hao thì các dụng cụ trong phòng thí nghiệm cũng là một trong những vật dụng cần thiết và quan trọng trong các trung tâm kiểm nghiệm, phòng thí nghiệm, phòng nghiên cứu,… Vậy cụ thể trong phòng lab thường dùng các dụng cụ thí nghiệm nào? Cùng vattulabhanoi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Dụng cụ thí nghiệm là gì?
Dụng cụ thí nghiệm là thuật ngữ dùng để chỉ những vật dụng hỗ trợ quá trình thí nghiệm, phân tích kết quả chính xác, từ đó người thực hiện có thể đưa ra kết luận nghiên cứu. Bên cạnh đó, các dụng cụ phải đáp ứng được độ bền và đảm bảo được việc kháng hoá chất.
Có mấy loại dụng cụ trong phòng thí nghiệm?
Hiện nay, có 2 cách phân loại dụng cụ đó là dựa vào mục đích sử dụng và chất liệu cấu tạo.
Phân loại theo mục đích sử dụng:
Dựa theo mục đích sử dụng, chúng ta có 3 loại dụng cụ chính sau:
- Dụng cụ thí nghiệm hoá học: Sử dụng cho các ứng dụng hoá học, điều chế và phân tích hoá chất.
- Dụng cụ thí nghiệm hoá sinh: Sử dụng cho các ứng dụng sinh hoá, thường được dùng để nghiên cứu vi sinh và các ứng dụng bảo vệ môi trường.
- Dụng cụ thí nghiệm vật lý: Sử dụng cho các thí nghiệm về vật lý về cơ học, diện, sóng…
Phân loại theo chất liệu cấu tạo:
Khác với phân loại theo mục đích, phân loại theo chất liệu sẽ có những loại dụng cụ thí nghiệm sau:
- Dụng cụ thí nghiệm thuỷ tinh: Nhóm dụng cụ này được sử dụng nhiều, chiếm đa số trong các thí nghiệm hoá – sinh bởi sự đa dạng về kích thước cũng như kiểu dáng. Vật liệu chủ yếu để sản xuất ra những dụng này là thuỷ tinh borosilicate và thạch anh, có độ bền cao, chịu được nhiệt độ và có khả năng kháng được hầu hết hoá chất, dung dịch ăn mòn (trừ HF).
- Dụng cụ phòng thí nghiệm bằng nhựa: Như tên gọi, nhóm dụng cụ này được tạo nên từ nhựa PP, PE, HDPE, LDPE…Các vật dụng thuộc nhóm này thường là cốc đong, chai nhựa, bình đựng. Tuy nhiên những vật dụng này không chịu được nhiệt độ cao và dễ bị ăn mòn nên chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn.
- Dụng cụ thí nghiệm bằng sứ, đá: Những dụng cụ trong nhóm này không nhiều, chủ yếu là chén, bát, chày cối… có khả năng chịu được nhiệt độ cao. Thường được sử dụng trong các ứng dụng nghiền, nung hoá chất.
- Dụng cụ phòng thí nghiệm inox: Nhóm này thường là khay đựng, giá đỡ, các loại kẹp… được làm từ inox hoặc thép không gỉ. Một số vật dụng inox thường được gắn cố định hoặc dùng trong môi trường đặc biệt vì chúng có đặc tính cứng và chịu nhiệt tốt.
- Dụng cụ thí nghiệm tre, gỗ: Nhóm dụng cụ này chủ yếu là kẹp ống nghiệm và giá đỡ. Thường sử dụng trong thời gian ngắn vì độ bền không cao.
Với những thông tin trên đây, chúng ta đã biết được các loại dụng cụ trong phòng thí nghiệm nhưng những dụng cụ nào được sử dụng nhiều nhất trong các phòng thí nghiệm hoá chất. Cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo.
10 dụng cụ trong phòng thí nghiệm và công dụng thường dùng
Dưới đây là một số dụng cụ thường dùng trong phòng thí nghiệm.
1. Ống nghiệm:
a. Khái niệm:
Ống nghiệm là dụng cụ thí nghiệm có thiết kế dạng ống dài, đáy dạng hình cầu, kích thước đa dạng, được đặt trong giá đỡ chuyên dụng.
b. Phân loại:
Xét theo chất liệu thì có 2 loại ống nghiệm nhựa và ống nghiệm thuỷ tinh. Xét theo kiểu nắp thì có 2 loại không nắp và có nắp. Trong đó, ống nghiệm thuỷ tinh được sử dụng nhiều nhất trong các phòng labs.
c. Ứng dụng của ống nghiệm:
- Nuôi cấy tế bào, mô sinh vật.
- Thí nghiệm pha chế các dung dịch, chất hoá với một lượng nhỏ.
- Sử dụng trong những ứng dụng cần đốt trong thời gian ngắn với lượng nhiệt vừa phải.
- Sử dụng ống nghiệm có nắp để chứa dung dịch, hoá chất dễ bay hơi.
2. Pipette
a. Khái niệm:
Pipette hay pipet là dụng cụ thí nghiệm để hút dung dịch, dung môi, hoá chất với một lượng vừa đủ với độ chính xác cao.
b. Phân loại:
Có nhiều loại pipet khác nhau để phù hợp với mục đích nghiên cứu, tuy nhiên có thể chia thành 3 loại chính sau:
- Pipet thuỷ tinh không chia vạch.
- Pipet bầu có chia vạch. Loại này thường được làm từ thuỷ tinh hoặc nhựa.
- Pipet bán tự động một kênh hoặc nhiều kênh.
c. Ứng dụng:
Ứng dụng chính của pipet là dùng để hút và phân phối một lượng dung dịch cố định mà hạn chế được việc bị pha tạp bởi những hợp chất khác hoặc bị nhiễm khuẩn chéo.
3. Bình thí nghiệm
a. Khái niệm:
Bình thí nghiệm là dụng cụ thí nghiệm thuỷ tinh được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng hoá – sinh, dùng để đựng các dung dịch, dung môi hay các mẫu vật để nghiên cứu phân tích.
b. Phân loại:
Có 2 dạng bình thường được sử dụng trong phòng thí nghiệm là bình cầu và bình tam giác. Trong mỗi loại thì lại được chia nhỏ hơn là bình cầu đáy tròn, bình cầu đáy bằng và bình tam giác miệng rộng, bình tam giác miệng hẹp. Ngoài ra, với những thí nghiệm đặc thù thì lại có những kiểu bình chuyên dụng khác nhau.
c. Ứng dụng:
Mỗi một dụng cụ thí nghiệm đều có những ứng dụng riêng và bình thuỷ tinh thí nghiệm cũng có những ứng dụng riêng của mình.
- Đựng dung dịch, chứa mẫu, dùng để pha chế hoá chất.
- Đối với bình cầu được sử dụng nhiều trong các trong các thí nghiệm bay hơi, chưng cất.
- Đối với bình tam giác được sử dụng nhiều để pha chế hoá chất, các thí nghiệm chuẩn độ.
4. Bình định mức
a. Khái niệm:
Bình định mức là dụng cụ dùng để đong thể tích, thường được sử dụng trong những ứng dụng cần độ chính xác cao.
b. Phân loại:
Có nhiều tiêu chí để phân loại bình định mức, hiện nay đang có 2 cách phân loại chính như sau:
- Phân loại theo thể tích: có các loại từ 5ml, 10ml, 50ml, 100ml… cho tới 2000ml.
- Phân loại theo độ chính xác: có 2 loại Class A và Class B.
Ngoài ra, còn có thể phân loại theo màu sắc (bình nâu – bình trắng), chất liệu (nhựa – thuỷ tinh),
c. Ứng dụng:
Bình định mức được ứng dụng trong các thí nghiệm với vai trò để đo lượng chất lỏng chính xác theo thể tích được yêu cầu. Bên cạnh đó, bình định mức còn có thể được sử dụng để lưu trữ và bảo quản dung dịch, dung môi.
5. Buret
a. Khái niệm:
Buret là dụng cụ dùng để đo thể tích để phân phối chính xác 1 lượng chất lỏng với dòng chảy rất nhỏ.
b. Phân loại:
Buret rất đa dạng, có nhiều kiểu dáng và dung tích khác nhau tuỳ theo nhu cầu của người sử dụng. Tuy nhiên hiện nay trên thị trường có 3 loại buret thường gặp:
- Buret thuỷ tinh trắng.
- Buret thuỷ tinh nâu.
- Buret điện tử.
- Buret khoá nhựa.
c. Ứng dụng:
Dụng cụ này thường được sử dụng nhiều trong các ứng dụng về chuẩn độ. Trường hợp những chất kỵ ánh sáng, cần độ chính xác cao thì người nghiên cứu thường sử dụng buret thuỷ tinh màu nâu.
6. Cốc thuỷ tinh thí nghiệm
a. Khái niệm:
Cốc thí nghiệm là dụng cụ thường xuyên được sử dụng trong phòng thí nghiệm, dùng để đong, chứa dung dịch hoặc đốt dung dịch, mẫu chất.
b. Phân loại:
Hiện nay, trong phòng thí nghiệm thường gặp những loại cốc sau:
- Cốc thuỷ tinh chia vạch có mỏ.
- Cốc thuỷ tinh chia vạch không có mỏ.
- Cốc thuỷ tinh có tay cầm.
c. Ứng dụng:
- Dùng để đong, chứa các dung dịch không yêu cầu cao về sự chính xác.
- Dùng làm dụng cụ chứa để pha chế hoá chất.
- Sử dụng trong các ứng dụng cần gia nhiệt như đun nóng dung dịch, đun nóng mẫu.
7. Chai thí nghiệm
a. Khái niệm:
Chai thí nghiệm là dụng cụ không thể thiếu trong phòng thí nghiệm dùng để đựng và bảo quản hoá chất, dung môi, dung dịch. Có khả năng chịu được nhiệt độ nóng – lạnh và chống được ăn mòn hoá học.
b. Phân loại:
- Phân loại theo vật liệu: có 2 loại chính là chai thuỷ tinh và chai nhựa.
- Phân loại theo nút chai: có chai nút mài và chai nút xoáy GL.
- Phân loại theo đặc điểm: có 2 loại chai có vạch chia và chai không có vạch chia.
- Phân loại theo màu sắc: có chai nâu và chai trắng.
Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, sử dụng mà chọn loại chai cho phù hợp.
c. Ứng dụng:
Công dụng chính của chai thí nghiệm là đựng và bảo quản hoá chất, dung dịch. Một số chất nhạy cảm với ánh sáng thì nên chọn chai chung tính nâu để đảm bảo hoá chất không bị biến đổi. Ngoài ra, chai thí nghiệm còn được dùng để làm dụng cụ chứa cho một số ứng dụng lọc.
8. Dụng cụ đong
a. Khái niệm:
Dụng cụ đong là những dụng cụ thí nghiệm có thể đong, đo dung dịch hoặc chất một cách tương đối chính xác.
b. Phân loại:
Dụng cụ đong bao gồm: ca đong, ống đong, cốc thuỷ tinh có chia vạch, bình tỷ trọng… Những dụng cụ này được là từ nhựa, inox nhưng chủ yếu vẫn là thuỷ tinh.
c. Ứng dụng:
Dụng cụ đo được ứng dụng để đong, đo, đếm những chất, dung dịch trong thí nghiệm nhưng yêu cầu độ chính xác không cao.
9. Chén – Bát sứ
a. Khái niệm:
Chén – bát sứ là dụng cụ thí nghiệm được làm từ sứ, dùng để hoà trộn các chất rắn, đun chảy các chất hoặc cô đặc dung dịch.
b. Phân loại:
Chén hay bát sứ thường được phân loại dựa trên dung tích và thiết kế.
- Dung tích: Theo dung tích thì sẽ có các chén – bát sứ 30ml, 50ml, 60ml, 70ml, 100ml, 150ml, 200ml, 250ml…
- Thiết kế: Dựa vào thiết kế, ta có chén sứ cao thành, bát sứ có mỏ, bát sứ có tay cầm,…
c. Ứng dụng:
Nhờ đặc tính kháng hoá chất, chịu được nhiệt độ cao nên nhóm dụng cụ này thường được dùng cho các ứng dụng cần nung chất hoặc cô đặc.
10. Kẹp – Giá đỡ
a. Khái niệm:
Kẹp – giá đỡ là nhóm dụng cụ hỗ trợ giúp cố định ống nghiệm, bình thí nghiệm.
b. Phân loại:
Có rất nhiều loại kẹp – giá đỡ nhưng có thể phân loại dựa trên những đặc điểm như chất liệu và kiểu dáng:
- Kẹp – giá gỗ: Được làm bằng gỗ hoặc tre, thường thấy như kẹp ống nghiệm, giá đỡ phễu chiết…
- Kẹp – giá kim loại: Được làm từ inox hoặc thép không gỉ, thường gặp như kẹp gắp chén, kẹp 3 càng, kẹp 4 ngón, giá đỡ, …
c. Ứng dụng:
Kẹp và giá đỡ tham gia gián tiếp vào các thí nghiệm, chủ yếu là các ứng dụng về lọc, chiết hoặc các thí nghiệm cần đun nóng dung dịch.
Ngoài các dụng cụ trong phòng thí nghiệm kể trên, một phòng labs còn có nhiều các dụng cụ khác như đèn cồn, đũa thuỷ tinh, ống ly tâm, cá từ, các dụng cụ lọc, chiết … Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn hãy liên hệ vattulabhanoi để được tư vấn những sản phẩm phù hợp với mục đích thí nghiệm.
TOP 5 thương hiệu dụng cụ thí nghiệm chất lượng
Dụng cụ thuỷ tinh là một trong những vật tư tiêu hao cần thiết trong các phòng thí nghiệm nên việc lựa chọn thương hiệu chất lượng không chỉ mang lại kết quả nghiên cứu chính xác mà còn giúp tiết kiệm chi phí. Dưới đây là 5 thương hiệu dụng cụ thí nghiệm thuỷ tinh được nhiều phòng labs lựa chọn.
1. BRAND
Nếu như BRAND không đứng TOP 1 trong danh sách thì chắc sẽ chẳng có thương hiệu nào xứng đáng hơn. Được xuất thân từ Đức – Cái nôi của các nghiên cứu khoa học, năm 1949 thương hiệu BRAND ra đời và nhanh chóng có mặt tại các phòng nghiên cứu tại khu vực Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, Châu Âu, Châu Phi, Châu Á,… Các sản phẩm đến từ BRAND đều đáp ứng được những yêu cầu cao về chất lượng và độ chính xác. Mặc khác, giá thành của những sản phẩm đến từ thương hiệu này thường có giá rất cao.
2. DURAN
Được thành lập năm 1887, tại Đức, cho đến nay, DURAN đã và đang có vị thế của mình trên thị trường dụng cụ thí nghiệm. Tung ra thị trường dòng dụng cụ từ thuỷ tinh Borosilicate 3.3, DURAN xứng đáng đứng vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng. Các dụng cụ đến từ DURAN đều có độ bền cơ học cao, độ giãn nở thấp và có thể chịu được nhiệt độ trên 100°c.
3. ISOLAB
Đứng ở vị trí số 3 vẫn là một thương hiệu tới từ Đức – ISOLAB. Bắt đầu hoạt động từ năm 1996 bởi Faruk Kutay với tên ISOLAB Laborgeraete GmbH. Đến năm 2015, ISOLAB kỷ niệm 15 năm thành lập và đạt được những thành tựu đáng ngưỡng mộ trong ngành dụng cụ thí nghiệm. Thương hiệu ISOLAB đã có mặt tại trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, sản lượng sản xuất gấp đối năm 2014. Cho đến nay, ISOLAB vẫn phát huy được phong độ của mình, không ngừng nghiên cứu và cải tiến để mang tới những sản phẩm chất lượng, tiện ích.
4. BIOHALL
Không thể bỏ qua BIOHALL – thương hiệu Đức với tuổi đời rất trẻ. Được thành lập vào năm 2014 với tên đầy đủ là Biohall Life Sciences và đội ngũ điều hành đã giải nghĩa cho cái tên này là tên gọi đại diện cho một công ty đáng tin cậy và có uy tín về cung cấp đồ dùng phòng thí nghiệm chất lượng cho cộng đồng khoa học sự sống trên toàn cầu.
Với đội ngũ chuyên gia trẻ, thương hiệu này nhanh chóng đạt được các chứng nhật ISO 9001:2015 & ISO 17025:2017 và có dấu CEISO 9001:2015 & ISO 17025:2017 và có dấu CE. BIOHALL cung cấp nhiều loại sản phẩm đáp ứng hầu hết mọi nhu cầu về đồ thủy tinh trong phòng thí nghiệm với yêu cầu cao nhưng giá sản phẩm lại vô cùng hợp lý nhờ chiến lược đặt nhà máy sản xuất tại Haryana, Ấn Độ.
5. ONELAB
Đứng vị trí cuối cùng là ONELAB – Thương hiệu tới từ Trung Quốc. Ở phân khúc bình dân với nhu cầu và sự đòi hỏi không cao thì ONELAB là cái tên được nhiều phòng labs sử dụng. Với lợi thế đất nước tỷ dân và sở hữu nhiều công nghệ chế tạo, ONELAB cung cấp được hầu hết các dụng cụ thuỷ tinh thí nghiệm từ cốc đốt, ống đong, bình chiết, pipet, buret, chai lọ… nhưng về chất lượng và độ chính xác thì chưa bằng những thương hiệu tới từ Đức.
Nơi bán dụng cụ thí nghiệm ở Hà Nội?
Hiện nay có rất nhiều cửa hàng bán dụng cụ thí nghiệm nhưng “mua bán dụng cụ thí nghiệm chính hãng ở đâu?” vẫn là câu hỏi của nhiều người khi tìm mua các sản phẩm này. Với hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung ứng thiết bị, vật tư phòng thí nghiệm, VatTuLabHanoi tự tin sẽ mang đến sự hài lòng khi quý khách hàng mua sản phẩm.
VatTuLabHanoi đã và đang là đối tác của nhiều thương hiệu nổi tiếng như Biohall, Onelab, Labfil, Marienfeld,… có thể đáp ứng được hầu hết nhu cầu của mọi khách hàng. Đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, giàu kinh nghiệm, báo giá nhanh sẽ mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhất. Dưới đây là 5 lý do khiến VatTuLabHanoi được khách hàng luôn tin tưởng và đánh giá cao:
- Dụng cụ hoá học chính hãng 100%, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, chất lượng tốt.
- Báo giá nhanh và giá thành tốt nhất thị trường hiện nay.
- Hệ thống chuyên viên có nhiều năm kinh nghiệm, kiến thức chuyên sâu, tư vấn nhiệt tình.
- Giấy tờ chứng từ đầy đủ, bảo hành theo đúng quy định của hãng.
- Giao hàng nhanh, giúp tiết kiệm thời gian cho khách hàng.
Thông tin liên hệ VatTuLabHanoi:
- Địa chỉ: Số 20 – Liền kề 10, KĐT Đại Thanh, Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội.
- Hoteline: 0987.515.983 – 0981.586.650
- Email: baogiahanoi@gmail.com
- Website: vattulabhanoi.com